Bệnh mới nổi TPD và Giải pháp cho tôm mới thả tăng sức khỏe phòng ngừa TPD từ FIMOS

Bệnh mới nổi TPD và Giải pháp cho tôm mới thả tăng sức khỏe phòng ngừa TPD từ FIMOS
Ngày: 27/03/2024 11:21 AM

     

    Bệnh TPD - Bệnh mờ đục trên tôm giống thẻ chân trắng, Bệnh tôm thủy tinh do một chủng Vibrio parahaemolyticus gây ra gọi là VpTPD có khả năng gây chết cao, đặc biệt đối với hậu ấu trùng lúc 4–7 ngày tuổi (PL4–PL7).

     

    Tỷ lệ chết tích lũy của hậu ấu trùng bị nhiễm bệnh có thể lên tới 100% trong 3 ngày. Hậu ấu trùng tôm bị nhiễm bệnh có các triệu chứng lâm sàng điển hình như gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu, đường tiêu hóa trống rỗng, tôm bệnh trở nên trong suốt (mờ).

     

    Do đó, nông dân địa phương đặt tên là “ bệnh mờ đục trên hậu ấu trùng tôm thẻ” hoặc “tôm thủy tinh”. Nhiễm VpTPD ở giai đoạn hậu ấu trùng, tôm (Penaeus vannamei) có thể gây ra những thay đổi mô bệnh học tương tự với với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Các tế bào biểu mô của ống gan tụy và ruột giữa bị hoại tử và bong tróc. Có thể quan sát được một số lượng lớn vi khuẩn cư trú ở gan tụy và ruột giữa dưới kính hiển vi.

     

    Trong khi đó, độc tính của VpTPD (vp-HL-202005) đối với hậu ấu trùng P. vannamei cao hơn khoảng 1.000 lần so với chủng V. parahaemolyticus gây AHPND.

     

    VpTPD trở nên có độc lực gây chết đối với hậu ấu trùng tôm vì nó thu được gen vhvp-2 là gen đóng vai trò chính trong việc hiện thực hóa độc lực của V.parahaemolyticus TPD. Điều này có nghĩa là mầm bệnh cơ hội V. parahaemolyticus trở nên độc hại gây chết đối với hậu ấu trùng tôm bằng cách có được yếu tố độc lực của VHVP-2

    Nghiên cứu mới đã chứng minh rằng plasmid chứa gen vhvp độc lực của VpTPD cũng mang traG, traE, traB, traC và các gen liên quan đến chuyển giao liên kết khác. Vì vậy gen độc lực vhvp trong VpTPD có thể truyền qua sự tiếp hợp giữa các loài Vibrio khác nhau (bao gồm V. natriformis, V. Campbellii và V. alginolyticus, được phân lập từ tôm bị bệnh). Nghiên cứu đã phát hiện rằng TPD được gây ra bởi các mầm bệnh khác nhau mang cùng một gen vhvp (gen có thể chuyển khác loài) do đó chúng ta cần chú ý hơn đến VpTPD vì nguy cơ lây truyền ngang cao hơn.

     

    Tóm tắt, thông tin về tác nhân gây bệnh từ các nghiên cứu như sau:

     

     

     

    Zalo
    Hotline
    0963 286 719